Uber và Grab đang làm cho tình hình giao thông Việt Nam ngày càng tệ hơn

Dường như mọi người ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày nay đã quen với ứng dụng chia sẻ hành trình, đặt xe qua di động là Grab và Uber. Mô hình kinh doanh kiểu mới này đang gây nhiều tranh cãi đối với dư luận. Hai ứng dụng này ra đời đã làm dậy sóng thị trường taxi Việt Nam. Ngoài những ồn ào về thị trường cạnh tranh gay gắt giữa taxi hay xe ôm truyền thống và dịch vụ Uber, Grab thì một vấn đề mà nhiều chuyên gia cũng phải đau đầu để đi tìm lời giải đáp. Đó chính là nạn kẹt xe gia tăng.

Các nhà chức trách ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng ứng dụng đặt xe của Uber và Grab khiến giao thông Việt Nam ngày càng tệ đi.

Trong một cuộc hội nghị gần đây do Bộ Giao thông vận tải tổ chức về sự tích hợp công nghệ với giao thông, các quan chức ở Hà Nội và TPHCM đã cho rằng vấn đề về giao thông có liên quan đến Uber và Grab. Hai công ty này bị buộc tội làm tắc nghẽn giao thông và trốn thuế.

Đại diện Sở Giao thông Hà Nội cho biết hiện nay có khoảng 4.000 xe tham gia vào hoạt động kinh doanh của Uber và Grab. Với con số ngày càng gia tăng, sở không thể kiểm soát hết số lượng xe tham gia cũng như hợp đồng mà họ kí kết với công ty khác nhau.

Đại diện của Bộ cũng đưa ra các câu hỏi về chất lượng lái xe của tài xế và trách nhiệm của Uber và Grab đối với hành khách. Ngoài ra họ còn cho biết, do số lượng xe mà tài xế đăng ký với công ty ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày càng trở nên đông đúc và và ùn tắc nghiêm trọng.

Vì vậy, Bộ giao thông vận tải đề xuất ý kiến nên ngừng phát hành hợp đồng điện tử cho các dịch vụ đặt xe vào năm 2017.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 200 đến 300 xe với hợp đồng chạy xe đường dài nhưng đến đầu tháng 4, con số này là 22.000 xe. Phương án của Bộ là dừng cấp giấy phép cho ô tô dưới 9 chỗ nhằm như là một phần trong kế hoạch quản lý tốt hơn, ” Theo Ông Nguyễn Ngọc Giao, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ông Nguyễn Hồng Trường bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của việc cấm sử dụng phương tiện. Ông không ủng hộ việc áp đặt lệnh cấm bất hợp lý bởi vì cả hai công ty này đều trở nên phổ biến với công chúng.