Sinh viên mới tốt nghiệp phải chật vật tìm việc làm

sinh vien khong tim duoc viec lam
Nguồn: Google.com

“Làm sao để tôi có kinh nghiệm ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Tôi nghĩ là không một công ty nào muốn tuyển dụng nhân viên ít kinh nghiệm như tôi” – Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thúy Hằng, 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học và đang muốn tìm kiếm công việc kế toán trên các trang web việc làm.

Hằng cho biết cô đã gửi CV đến hàng chục công ty trong nước và thậm chí ngoài nước nhưng chỉ có 3 công ty gọi cô đến phỏng vấn. Và dường như may mắn đã không mỉm cười với Hằng bởi CV của cô có ít kinh nghiệm hơn các ứng viên khác và không để lại nhiều ấn tượng.

Mặc dù các công ty tuyển dụng chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và IT ở mức độ trung cấp.

Sau 4 năm học tập tại giảng đường đại học và có kinh nghiệm làm việc bán thời gian tại một cửa hàng văn phòng phẩm nhưng Hằng vẫn chưa tìm được một công việc toàn thời gian.

Hằng chỉ là một trong số hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đang phải đối mặt với thị trường lao động đầy thử thách. Nhiều người trong số họ đã và đang phải chật vật để tìm được một công việc ổn định.

Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng phát triển nhưng không đủ tiền để có thể nhận được số lượng lớn số sinh viên tốt nghiệp hằng năm.

Theo ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng tổng cục dạy nghề của Bộ Lao động, cho biết số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn mức cung cần thiết.

Việt Nam mỗi năm có khoảng một triệu sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông và chỉ có khoảng 3% trong số đó tham gia các trường dạy nghề, số còn lại đều muốn có bằng đại học.

Theo thống kê mới nhất của Bộ giáo dục, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm đang ngày càng gia tăng và con số này chiếm đến 1/5 số lao động thất nghiệp của cả nước.

Bộ giáo dục cho biết hiện nay có khoảng 225.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ  không có việc làm, con số nay tăng 13,3% kể từ quý thứ ba năm 2015.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục đã đưa các chính sạch hạn chế số lượng sinh viên dưới 15.000 người ở mỗi trường học.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng vụ giáo dục nghề nghiệp cho biết vấn đề thất nghiệp xuất phát từ chất lượng giáo dục Đại học chứ không phải do sự dư thừa hay thiếu hụt sinh viên tốt nghiệp đại học.

Theo ông Vinh có khoảng 25-30% lao động ở các nước phát triển là sinh viên tốt nghiệp đại học trong khi ở Việt Nam con số này chỉ ở mức 7%.

Nhiều nhà tuyển dụng cho biết nhiều sinh viên có kiến thức về lý thuyết nhưng không biết áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, thụ động và không biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp hay chưa có kỹ năng làm việc nhóm.

Giám đốc của một công ty nhập khẩu thiết bị y tế ở TPHCM nói rằng họ không muốn tuyển dụng kỹ sư có năng lực, tuy nhiên họ vẫn không thể tìm được ứng viên phù hợp với những yêu cầu của họ.

Nhiều kỹ sư không  biết ngoại ngữ nên không thể theo kịp công việc. Vì vậy để có những kỹ sư đáp ứng mọi yêu cầu thì công ty phải chi ra một khoản tiền để đào tạo nhân viên cả ở trong và ngoài nước.

Do đó việc quan trọng cần là là đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu việc làm cho sinh viên thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng và hợp tác kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

ILO đã đưa ra các khuyến nghị để giúp Việt Nam tăng cường việc làm, bao gồm sắp xếp kế hoạch kinh tế và lực lượng lao động, chứng nhận kỹ năng và tăng cường hợp tác giữa các nhà cung cấp giáo dục và khu vực tư nhân.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn có thể tìm được việc làm với mức lương thấp, bà Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết.

Tuy nhiên một số người không chấp nhận đồng lương ít ỏi mà chờ đợi một công việc với thu nhập cao hơn trong khi họ thực sự thiếu kỹ năng tiếng Anh và sự tự tin để có thể cạnh tranh với thị trường việc làm.

Tìm kiếm một công việc yêu thích phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng đã khó nhưng tìm một công việc đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng thực sự không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy việc đầu tiên mà các ứng viên cần làm trước khi nộp đơn vào bất kỳ công ty nào là phải trau dồi và bổ sung đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và vốn sống của mình cho công việc sau này.

 

Trả lời