Trong công việc và cả cuộc sống thì việc lập ra một kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn của bản thân là điều vô cùng cần thiết. Bạn sẽ dựa vào kế hoạch và những mục tiêu đặt ra để từng bước chinh phục và đạt được thành công của mình. Để làm được điều này, thì bạn nên lập cho mình một kế hoạch trong 5 năm để từ đó vạch ra những công việc cụ thể cần làm trong mốc thời gian này. Vậy nếu bạn còn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách lập ra kế hoạch 5 năm của bản thân.
- Lợi ích của việc lập kế hoạch của bản thân trong 5 năm tới
Tại sao chúng ta phải lập kế hoạch trong 5 năm? Điều này có thực sự quan trọng? Sẽ có rất nhiều người đặt ra những câu hỏi như thế bởi vì họ chưa thấy được lợi ích, ý nghĩa mà kế hoạch 5 năm mang lại. Vậy đó là gì? Đầu tiên việc vạch ra một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn tập trung vào những việc mình ưu tiên thay vì phải loay hoay giữa quá nhiều thứ mà vẫn không mang lại kết quả. Tiếp đến, kế hoạch sẽ giúp bạn nói “không” với những thứ không giúp bạn đạt được mục tiêu hoặc làm bạn chệch hướng đi. Hơn nữa, bạn sẽ nhận ra những điều còn thiếu sót, cần phải thay đổi, và biết những gì mình có thể đạt được, từ đó bạn không phải rơi vào tình trạng quá tải mà không đạt được kết quả gì. Và ngoài ra, một kế hoạch rõ ràng sẽ tạo cho bạn thêm nhiều động lực phấn đấu để đạt được thành công hay những thứ bạn muốn trong tương lai. Cuối cùng là giúp bạn dễ dàng theo dõi thành tựu của bản thân qua từng năm hoặc là những công việc bạn đã hoàn thành trong danh sách kế hoạch của mình, từ đó có thể kiểm soát đúng cách để hướng bản thân đi theo đúng lộ trình đề ra.
- Các bước lập
kế hoạch 5 năm cho bản thân
- Xác định mục tiêu của bạn và lý do tại sao
Trước tiên, hãy suy nghĩ xem sau 5 năm nữa bạn muốn mình là ai, được làm việc với trị trí nào và bạn có được những gì?… Tiếp đến hãy bắt đầu việc liệt kê các mục tiêu của bạn và cả những việc cần làm để đạt được mục tiêu ấy, liệt kê càng cụ thể, chi tiết thì càng tốt vì bạn sẽ nhìn vào đó và biết ngay mình cần phải làm gì tiếp theo.
Và một điều cần lưu ý là bạn phải biết lý do vì sao lại đặt ra kế hoạch này vì nó sẽ làm động lực để bạn cố gắng, vượt qua khó khăn, bằng mọi cách sẽ phải đạt được điều mình đặt ra.
- Đặt cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Để có thể thực hiện kế hoạch trong 5 năm mà không bị rơi vào tình trạng choáng ngợp hay kiệt sức vì bạn phải liên tục chạy đua với những mục tiêu của mình thì hãy chia nhỏ kế hoạch thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn có thể chia thành mục tiêu của từng năm và trong mỗi năm sẽ có những mục tiêu nhỏ hơn đó là nửa năm hoặc hàng tháng…
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta phải chia nhỏ mục tiêu trong khi lập kế hoạch 5 năm tới. Thứ nhất, điều này cho phép bạn biết được các nhiệm vụ cụ thể mà bạn sẽ thực hiện ngay bây giờ. Thứ hai, bằng việc tiến từng bước trên sơ đồ kế hoạch đặt ra nói lên rằng bạn vẫn đang trên con đường thực hiện kế hoạch 5 năm của mình và bạn vẫn đang làm tốt mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực, nguồn cảm hứng để phấn đấu hơn là việc đối diện với một kế hoạch quá tổng quát và bạn sẽ thấy bế tắc vì không biết làm gì tiếp theo.
- Kết hợp sự linh hoạt
Có một điều chắc chắn là không thể nào dự đoán chính xác bất kỳ điều gì, do đó rủi ro vẫn có khả năng cao xảy ra. Bạn có thể vẽ ra cho mình một kế hoạch hoàn hảo vào 5 năm tới trên giấy nhưng bạn không thể nào biết trước được trong quá trình chinh phục những mục tiêu đề ra sẽ có những điều bất ngờ gì xảy ra thậm chí làm kế hoạch của bạn đổ vỡ. Trường hợp này xảy ra khá nhiều làm chúng ta dễ rơi vào cảm giác thất bại, nhưng đừng vội nản lòng bởi vì một khi đã lên kế hoạch thì bạn phải có sự chuẩn bị phương án dự phòng cho những tình huống xấu. Vì thế phải biết kết hợp sự linh hoạt trong quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời có sự thay đổi phù hợp thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn. Con đường để đi đến mục tiêu không phải là duy nhất, thế nên chỉ cần bạn có sự khéo léo, nhạy bén thì chắc hẳn mọi sự thay đổi vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát.
Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ có động lực để lập ra một kế hoạch 5 năm của bản thân. Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cũng như những bước cụ thể để thiết lập một kế hoạch cho riêng mình thì việc của bạn ngay lúc này chính là bắt tay vào thực hiện. Bởi vì nếu bạn không bắt đầu thì bạn sẽ không làm được gì cả, đầu tư cho tương lai là một hành động thông minh của hiện tại.