Kỹ năng truyền thông là gì? Cách cải thiện kỹ năng truyền thông

Khả năng truyền tải thông tin luôn là một trong những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên trong nhiều vị trí khác nhau. Đây không chỉ là phương tiện giúp bạn kết nối với đồng nghiệp, khách hàng mà còn là bí quyết dẫn đến thành công. Vậy kỹ năng truyền thông là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng truyền thông là gì?

Kỹ năng truyền thông là từ dùng để thể hiện khả năng truyền tải thông tin, là khả năng được sử dụng để đưa ra và nhận lại các loại thông tin khác nhau. Mặc dù kỹ năng này là một phần không thể thiếu, được ta sử dụng hằng ngày nhưng biết cách truyền tải thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là điều không phải ai cũng có thể làm tốt.

Kỹ năng truyền thông liên quan đến khả năng nghe, nói, quan sát và đồng cảm, được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như trực tuyến, trực tiếp, qua văn bản, hình ảnh…

Một số kỹ năng truyền thông phổ biến

1.   Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói

Giao tiếp bằng lời nói là cách phổ biến nhất mà nhiều người trong chúng ta dùng để truyền tải thông tin trong đời sống hằng ngày và trong công việc. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói xuất sắc sẽ giúp bạn kết nối, hiểu tâm lý và tạo các mối quan hệ tốt hơn.

2.   Biết cách lắng nghe

Lắng nghe một cách tích cực là khi bạn chú ý và tương tác với những gì mà người giao tiếp với bạn đang cố gắng truyền tải. Khi bạn thể hiện cho người khác thấy bạn là người biết lắng nghe, họ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và nhiệt tình ở bạn. Biết cách lắng nghe không chỉ liên quan đến việc hiểu được thông điệp truyền tải mà còn về cách bạn hành xử trong cuộc trò chuyện như tập trung vào câu chuyện và tránh những thứ gây xao lãng như điện thoại di động.

3.   Sử dụng phương pháp truyền tải thông tin phù hợp

Việc này liên quan đến việc hiểu những lợi ích và bất lợi khi giao tiếp qua email, thư, cuộc gọi, gửi tin nhắn hay gặp mặt trực tiếp. Tùy theo từng trường hợp mà kỹ năng truyền thông được sử dụng bằng các phương pháp khác nhau. Sự truyền tải thông tin xảy ra hiệu quả hơn khi bạn biết xem xét đối tượng giao tiếp, thông tin bạn muốn chia sẻ và cách tốt nhất để chia sẻ những thông tin đó.

4.   Sự tích cực

Sự tích cực bao gồm việc đối xử trung thực và tử tế, có thể xây dựng niềm tin và sự hiểu biết khi áp dụng kỹ năng truyền thông. Bằng cách tương tác với tinh thần tích cực và sự mở lòng, bạn có thể tạo ra môi trường thân thiện và gần gũi với người khác, từ đó xây dựng các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cả mọi người xung quanh.

5.   Giao tiếp phi ngôn ngữ

Bên cạnh lời nói hay văn bản, thông điệp bạn truyền đạt cho người khác cũng có thể diễn ra thông qua ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt và thái độ tổng thể của bạn. Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ mạnh mẽ thể hiện qua cách sử dụng nét mặt phù hợp, cử chỉ và giao tiếp bằng mắt tốt. Thực sự, giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể phải đồng bộ để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng hơn.

6.   Khả năng thích ứng linh hoạt

Sự linh hoạt và biết cách giải quyết vấn đề giúp người làm truyền thông tìm ra cách thức truyền đạt thông tin, sáng tạo giải pháp mới, từ đó giúp nâng cao hiệu quả truyền bá thông tin. Sự nhạy bén với sự thay đổi liên tục trên thị trường sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn phát sinh và đạt được mục tiêu nhanh hơn.

Làm gì để nâng cao kỹ năng truyền thông?

1.   Tiếp thu các phản hồi

Khi bạn truyền tải thông điệp đi, hãy mở lòng đón nhận các phản hồi khác nhau. Qua đó, bạn không chỉ thấu hiểu thêm về khán giả của mình mà còn xác định được hướng đi tốt hơn cho các lần truyền thông sau. Thay vì đón nhận các phản hồi một cách thụ động, bạn có thể chủ động yêu cầu phản hồi khán giả, người quen của mình để hiểu hơn về nhu cầu và tâm lý của họ.

2.   Thiết lập mối quan hệ, niềm tin và sự đồng cảm

Một mối quan hệ được tiến triển tốt hơn khi họ cảm nhận được bạn đang quan sát, lắng nghe và cảm nhận những gì họ đang muốn thể hiện. Khi bạn và người đó hiểu nhau hơn, mối quan hệ chặt chẽ hơn cũng là lúc niềm tin và sự đồng cảm được nuôi dưỡng.

3.   Tự mình trải nghiệm

Truyền thông có thể được thể hiện qua nhiều cách khác nhau như âm thanh, văn bản hay lời nói… Chính vì thế, để tìm ra cách thức truyền tải thông tin phù hợp với từng trường hợp, bạn tự mình trải nghiệm để hiểu rõ điểm mạnh và điểm kém nổi bật của các cách thức khác nhau.

Trả lời