Nỗ lực ảo là gì? Nguyên nhân gây ra nỗ lực ảo

Ai trong chúng ta cũng đều không ngừng cố gắng để phát triển bản thân trong sự nghiệp, học tập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ta thực sự chỉ đang nỗ lực ảo. Vậy nỗ lực ảo là gì? Vì sao lại có hiện tượng nỗ lực ảo? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nỗ lực ảo là gì?

Nỗ lực ảo là hiện tượng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là khi ta đặt ra mục tiêu, những kế hoạch cần hoàn thành trong tương lai nhưng lại không hề có ý định hành động thực hiện. Hoặc bạn có cố gắng, nhưng sự cố gắng chỉ kéo dài được vài ngày.

Hiện tượng nỗ lực ảo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. Hầu như ai trong chúng ta đều đồng ý gặp phải tình huống này một lần trong đời. Chẳng hạn như bạn quyết tâm đọc sách, bạn tham khảo và mua nhiều cuốn sách hay, nhưng rồi bạn cũng chỉ đọc vài trang và cuối cùng để chúng ở yên đó. Hay bạn đăng ký khóa tập gym để nâng cao sức khoẻ, nhưng rồi khóa học đó cũng bỏ phí vì bạn chỉ nỗ lực đến phòng tập vài ngày một tháng. Không chỉ trong công việc mà còn rất nhiều hoạt động khác trong cuộc sống khiến ta có những nỗ lực ảo.

Nguyên nhân nào tạo ra nỗ lực ảo

1.   Sự ảnh hưởng của mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong những lý do khiến hiện tượng nỗ lực ảo dần trở nên phổ biến hơn ở các bạn trẻ, những người tiếp xúc nhiều nhất với mạng xã hội. Hiện nay, ta dễ dàng nhận thấy những nội dung truyền tải năng lượng hoạt động nào đó, nội dung mục đích tôn vinh hay nói về thành tựu của một người nào đó. Những nội dung này tạo ra động lực để người xem muốn bắt đầu cố gắng gặt hái một điều gì đó tốt hơn.

Hơn nữa, với quá nhiều thông tin được truyền tải cùng một lúc, ta dễ cảm thấy choáng ngợp, đồng thời sợ tụt hậu so với mọi người. Từ đó dẫn đến tình trạng nỗ lực ảo, ta điên cuồng tìm tòi học hỏi một điều gì đó vì sợ bỏ lại phía sau, nhưng lại không suy nghĩ xem liệu điều này có thực sự cần thiết.

2.   Sự kỳ vọng của gia đình và xã hội

Vấn đề coi trọng trình độ, bằng cấp quá mức luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi qua nhiều thời đại. Nhiều bậc cha mẹ mong muốn con mình tài năng và vượt trội hơn người khác. Vì vậy, họ luôn mong muốn các em học cao, có bằng đại học để dễ dàng xin việc.

Hơn nữa, áp lực xã hội còn ảnh hưởng đến tâm lý con người. Một số cá nhân tin rằng họ phải cố gắng trở nên hòa nhập và “thông minh”. Tất cả những điều đó dẫn đến tình trạng “cố gắng” ngày đêm để đáp ứng sự mong đợi của gia đình, xã hội đến mức quên đi những mong muốn thực sự của mình.

3.   Thiếu định hướng và mục tiêu cụ thể

Đây là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc trở thành người có nỗ lực ảo. Vì không biết bản thân muốn gì nên nhiều người thường bắt chước đám đông, tìm hiểu xu hướng chỉ vì muốn “bắt kịp xu hướng”. Hơn nữa, họ có rất nhiều sự lựa chọn nhưng lại không biết mình muốn gì. Không có định hướng rõ ràng nên họ dễ sa lầy và vấp ngã trên con đường dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, đôi khi họ sẽ trở nên bất mãn và mất niềm tin vào bản thân vì càng cố gắng thì càng thất vọng.

Hậu quả của nỗ lực ảo

1.   Lầm tưởng nỗ lực ảo với sự cầu tiến

Một người cầu tiến sẽ luôn cố gắng học hỏi và trưởng thành để trở thành phiên bản tốt nhất. Hơn nữa, người cầu tiến luôn phấn đấu để đạt được điều mình mong muốn. Họ hiểu rõ ràng giới hạn và tình trạng của mình để có thể đặt ra mục tiêu và tập trung vào chúng.

Ngược lại, người có nỗ lực ảo tưởng sẽ làm nhiều nhất có thể mà không quan tâm đến nhu cầu, mong muốn thực sự của họ nên rất dễ bị áp lực so với người bình thường. Kết quả là họ không nhận được thành quả cũng như hiệu quả.

2.   Tham vọng tiêu cực

Nỗ lực ảo tưởng khiến con người dần trở nên tham vọng tiêu cực, hay nói cách khác là tham lam. Họ luôn muốn làm việc quá sức mà không biết liệu mình có thực sự cần nó hay không.

3.   Lãng phí thời gian

Nỗ lực ảo  không chỉ lãng phí thời gian mà còn làm giảm tiến độ làm việc của bạn. Thay vì sử dụng thời gian quý báu của mình cho những hoạt động khác quan trọng hơn, bạn lại để nó trôi đi bằng cách làm những việc vô bổ và cuối cùng thời gian qua đi nhưng mục tiêu của bạn vẫn chưa thể hoàn thành.

4.   Cảm thấy thất vọng về bản thân

Sau những nỗ lực ảo, bạn vẫn nghĩ bản thân đã cố gắng nhưng lại không thành công như người khác. Bạn trở nên hoài nghi về khả năng của mình, lòng tự trọng của bạn có thể bị chôn vùi dưới hàng loạt suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Trong tình huống này, có lẽ bạn nên bình tĩnh lại và nhìn lại nỗ lực của mình trong suốt thời gian qua.

Trả lời