Top các công ty khởi nghiệp đáng quan tâm ở TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố sôi động và là môi trường thuận lợi cho các doanh nhân trẻ và đầy tham vọng tìm kiếm cơ hội để đầu tư. Với dân số trên 8 triệu dân, chiếm hơn 10% tổng số dân của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiềm năng cho ý tưởng khởi nghiệp về sản phẩm công nghệ và dịch vụ ra đời.

Umbala

Umbala là ứng dụng cho phép phát video trực tuyến trên di động và chỉnh sửa các clip trong 12 giây, phát sóng trực tiếp hoặc chia sẻ video đó cùng nhóm bạn bè hoặc đồng nghiệp ở khắp nơi trên thế giới.

Sendo

Sendo là một cửa hàng thương mại điện tử nổi tiếng cung cấp nhiều loại quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện, điện tử và nhiều thứ khác. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ hàng thể thao đến đồ gia dụng hay y tế từ trang web này.

Triip

Triip là một nền tảng du lịch cá nhân giúp khách du lịch có thể dễ dàng tìm thấy những địa điểm du lịch độc đáo phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Người dùng chỉ việc lựa chọn chuyến đi và thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc PayPal.

Foody

Tương tự như Yelp, Foody là một nền tảng mà người dùng chia sẻ các địa điểm ăn uống và đưa ra những lời khuyên hoặc hữu ích cho những người đam mê ẩm thực.  Dịch vụ hiện đang mở rộng vào dịch vụ giao hàng và đặt chỗ nhà hàng và có sẵn trên cả thiết bị iOS và Android.

Zalo

Zalo là một ứng dụng nhắn tin và gọi miễn phí với tính năng gọi thoại chất lượng cao cùng biểu tượng cảm xúc và đa dạng các bộ sưu tập nhãn dán. Zalo giúp việc chat nhóm dễ dàng hơn so với các ứng dụng khác.

 Giaohangnhanh

Giaohangnhanh.vn là một dịch vụ vận chuyển hàng trực tuyến hàng đầu với các dịch vụ hậu cần như phân phối hàng hóa, kho bãi, vận hành cuộc gọi, chăm sóc khách hàng…

Lozi

Lozi là một nền tảng xã hội hội tụ mọi thứ liên quan đến ăn uống mà người dùng chia sẻ, ngoài ra ứng dụng còn có tính năng đánh giá ẩm thực và chia sẻ kinh nghiệm mua sắm.

Chopp

Chopp là cửa hàng tạp hóa online phân phối thực phẩm đáng tin cậy tại Việt Nam, khách hàng có thể đi chợ ngay trên Chopp và nhận hàng ngay sau 1 giờ. Ứng dụng tương thích thông qua 2 thiết bị iOS và Android.

MimosaTek

MimosaTek là giải pháp dựa trên phát triển các giải pháp dựa trên nền tảng IoT cho ngành nông nghiệp, giúp nông dân có thể quản lý thu hoạch đúng thời điểm và điều hành doanh nghiệp tốt hơn.

LoanVi

LoanVi.com tập trung các giải pháp cho vay cá nhân tại Việt Nam. Loanvi được Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp với Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, với sứ mệnh của công ty là sử dụng công nghệ để giảm chất lượng nghèo nàn thông qua việc tiếp cận mở với các sản phẩm tài chính phi truyền thống.

EBIV

Là một trong những dự án đầu tiên về đánh giá chỉ số thương hiệu ở Việt Nam và Đông Nam Á, Ebiv thực chất là một trang web dành cho sinh viên và những người đi làm có thể tham khảo những trường Đại học hay trung tâm tiếng Anh uy tín. Mục tiêu của công ty là sinh viên độ tuổi từ 19-23 tuổi trong khu vực.

ELSA

ELSA- hay còn gọi Trợ lý Phát âm Anh ngữ là một ứng dụng trên điện thoại di động giúp học viên Anh ngữ trên khắp thế giới có thể phát âm chính xác hơn và tự tin hơn. Văn phòng của công ty có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và San Francisco.

iCare Benefits

ICare Benefits là gói phúc lợi toàn diện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ cho nhân viên. Tổ chức nhắm đến đối tượng nhân viên của các công ty trong thị trường có mức thu nhập từ 150-300 USD mỗi tháng.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm khởi động công nghệ ASEAN năng động nhất. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều hơn những dự án khởi nghiệp về công nghệ thành công tại thị trường TPHCM.

Thị trường việc làm mở rộng từ Thành Phố Hồ Chí Minh sang các tỉnh lân cận

Trong khi người lao động từ các tỉnh đổ xô đến Thành phố Hồ Chí Minh để tìm việc làm thì người ở Thành phố đặc biệt là những thanh niên trẻ lại tìm kiếm việc làm lương cao ở các công ty nước ngoài ở tỉnh khác.

ngã tư hàng xanh
Nguồn thanhnien

Mỗi ngày, xe buýt sẽ đưa đón nhân viên từ khắp nơi thành phố tới các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác như Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An, cách thành phố khoảng chừng 30km và 90 km .

Mỗi ngày, Anh Chín, 37 tuổi, ở quận Bình Thạnh, gởi xe máy gần Hàng Xanh và vội vã đến bên đường Điện Biên Phủ để bắt kịp chuyến xe buýt  đến công ty.

Anh Chín là giám đốc bộ phận của công ty Crown, một công ty của Mỹ nằm ở Khu công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Anh Chín đã từ bỏ công việc trước đây ở Khu Công nghệ cao Sài Gòn, nằm ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh để làm công việc mới với một vị trí cao hơn và mức lương cũng cao hơn trước.

Trong khi đó, Anh Minh Sơn, 30 tuổi, trú tại huyện Gò Vấp, là trưởng nhóm sản xuất ở công ty cơ khí của Đức, có trụ sở tại KCN Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Anh Sơn cho biết công việc phải làm ca ngày và trực đêm liên tục cùng với thời gian 4 tiếng di chuyển đến công ty là một trong những khó khăn của công việc. Tuy nhiên bù lại công việc mang lại cho anh mức lương cao và chính sách ưu đãi của công ty cùng với môi trường làm việc năng động.

Ở công ty có căng tin với các món như bánh mì, sữa và cà phê miễn phí sẵn sàng phục vụ các nhân viên.

Anh Sơn cho biết sau 5 năm làm việc anh đã quen với việc thay đổi nhịp đồng hồ sinh học của mình. Một ngày của anh thường bắt đầu vào 6 giờ sáng để di chuyển đến nơi làm việc.

Những thanh niên trẻ và năng động

Một nhóm gồm có 7 thanh niên làm việc tại các phòng ban khác nhau ở công ty sản xuất thép Posco Hàn Quốc ở Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng chia sẻ công việc hàng ngày của họ.

Trong số đó có Quân, cậu thanh niên trẻ chỉ mới 24 tuổi chọn làm việc mỗi ngày đến công ty và trở về nhà sau đó. Mặc dù công ty cung cấp chỗ ở gần đó nhưng cậu cảm thấy vui vẻ hơn khi sống cùng người thân. Nhiều người như Quân không ngại đi làm xa để có thể làm công việc đúng với chuyên ngành của họ”

Ngoài việc được trả lương và phúc lợi tốt, thì các hệ thống của các phòng ban ở các công ty cũng xây dựng những chiến lược hay chính sách làm việc phù hợp với nhu cầu của nhân viên.  Nhiều bạn trẻ không ngần ngại di chuyển công việc ở Thành Phố Hồ Chí Minh để làm việc ở các tỉnh khác.

Đặc biệt không chỉ nhân viên Việt Nam mà cả những người nước ngoài cũng sẵn sàng thực tập ở các công ty đa quốc gia có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh lân cận.

Magali Payet là một sinh viên 22 tuổi của trường ĐH Ecole des Mines, một trường kỹ thuật của Pháp, cùng với hai cô bạn gái đã chờ đợi đến ngày làm việc ở nhà máy dược phẩm đa quốc gia Sanofi của Pháp tại Quận 9, Thành phố Hdồ Chí Minh. Đây là chương trình thực tập 6 tháng của tập đoàn.

Họ ở một khách sạn nhỏ trong trung tâm thành phố và mỗi ngày đi xe buýt đến hàng Xanh rồi lên xe buýt công ty. Vào cuối tuần, họ có thể tham quan thành phố sau một tuần làm việc vất vả. “ Điều này được xem là một điều bình thường đối với những sinh viên nước ngoài. Họ muốn trải nghiệm một môi trường mới bằng cách đăng kí tham gia thực tập hay volunteer tình nguyện viên.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thị trường Lao cho biết xu hướng lao động di chuyển nơi làm việc từ TPHCM sang những thành phố hay tỉnh khác ngày càng phổ biến. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

“Cơ hội việc làm của các công ty lớn không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà ở các tỉnh lân cận rất phong phú. Thanh niên, đặc biệt là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, các bạn cần phải bản lĩnh và quyết đoán để có được quyết định sáng suốt “, ông Tuấn chỉ ra.

Theo ông Phạm Văn Cường, Quản lý KCN Đồng Nai cho biết nguồn nhân lực địa phương và đội ngũ nhân viên có tay nghề cao đang bị thiếu hụt trầm trọng và không đáp ứng được nhu cầu thiết và mở rộng của hầu hết các công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn

Uber và Grab đang làm cho tình hình giao thông Việt Nam ngày càng tệ hơn

Dường như mọi người ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày nay đã quen với ứng dụng chia sẻ hành trình, đặt xe qua di động là Grab và Uber. Mô hình kinh doanh kiểu mới này đang gây nhiều tranh cãi đối với dư luận. Hai ứng dụng này ra đời đã làm dậy sóng thị trường taxi Việt Nam. Ngoài những ồn ào về thị trường cạnh tranh gay gắt giữa taxi hay xe ôm truyền thống và dịch vụ Uber, Grab thì một vấn đề mà nhiều chuyên gia cũng phải đau đầu để đi tìm lời giải đáp. Đó chính là nạn kẹt xe gia tăng.

Các nhà chức trách ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng ứng dụng đặt xe của Uber và Grab khiến giao thông Việt Nam ngày càng tệ đi.

Trong một cuộc hội nghị gần đây do Bộ Giao thông vận tải tổ chức về sự tích hợp công nghệ với giao thông, các quan chức ở Hà Nội và TPHCM đã cho rằng vấn đề về giao thông có liên quan đến Uber và Grab. Hai công ty này bị buộc tội làm tắc nghẽn giao thông và trốn thuế.

Đại diện Sở Giao thông Hà Nội cho biết hiện nay có khoảng 4.000 xe tham gia vào hoạt động kinh doanh của Uber và Grab. Với con số ngày càng gia tăng, sở không thể kiểm soát hết số lượng xe tham gia cũng như hợp đồng mà họ kí kết với công ty khác nhau.

Đại diện của Bộ cũng đưa ra các câu hỏi về chất lượng lái xe của tài xế và trách nhiệm của Uber và Grab đối với hành khách. Ngoài ra họ còn cho biết, do số lượng xe mà tài xế đăng ký với công ty ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày càng trở nên đông đúc và và ùn tắc nghiêm trọng.

Vì vậy, Bộ giao thông vận tải đề xuất ý kiến nên ngừng phát hành hợp đồng điện tử cho các dịch vụ đặt xe vào năm 2017.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh đã có khoảng 200 đến 300 xe với hợp đồng chạy xe đường dài nhưng đến đầu tháng 4, con số này là 22.000 xe. Phương án của Bộ là dừng cấp giấy phép cho ô tô dưới 9 chỗ nhằm như là một phần trong kế hoạch quản lý tốt hơn, ” Theo Ông Nguyễn Ngọc Giao, Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ông Nguyễn Hồng Trường bày tỏ sự hoài nghi về hiệu quả của việc cấm sử dụng phương tiện. Ông không ủng hộ việc áp đặt lệnh cấm bất hợp lý bởi vì cả hai công ty này đều trở nên phổ biến với công chúng.

Những lý do bạn nên khởi nghiệp ở Việt Nam

 Khởi nghiệp kinh doanh ở nước ngoài được xem là dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp bởi những lý do như môi trường kinh doanh ít rủi ro, ít sự cạnh tranh hơn và tiết kiệm hơn đặt trụ sở ở các vị trí đắc địa như Thung lũng Sillicon, Singapore hay Hồng Kông.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế ổn định kể từ cuộc khủng hoảng thế giới năm 2015, hứa hẹn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nhân mở rộng và thành lập  công ty.

Dưới đây là những lý do bạn nên tin tưởng nền kinh tế khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm tới

  1. Hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng mạnh hơn trước

Hai năm trở lại đây, cái tên Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo với những tựa đề quen thuộc như “ Doanh nghiệp khởi nghiệp gọi vốn thành công”…

Chẳng hạn như đầu năm 2015, đối thủ của Google là Cốc Cốc đã kêu gọi vốn thành công với số vốn đầu tư 14 triệu đô la Mỹ. Vào tháng 10 năm 2015, hệ thống khởi nghiệp The KAfe của Đào Chi Anh đã huy động thành công 5,5 triệu USD trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông, bao gồm nhà đầu tư nổi tiếng Cassia Investments. Ứng dụng đặt hàng online của Lozi đã nhận được quỹ tài trợ 7 con số từ Quỹ Golden Gate, DesignOne Nhật Bản.

Không những vậy, chính phủ Việt Nam đang xây dựng một hệ sinh thái bền vững và tiên tiến cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Vào tháng 6 năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khởi động một dự án mang tên Thung lũng Silicon Việt Nam (VSV) nhằm kết nối người mới bắt đầu khởi nghiệp đồng thời tư vấn và chia sẻ với những người có kinh nghiệm khác.

  1. Thị trường phát triển nhanh về số lượng

Theo chỉ số trong báo cáo kinh doanh của Ngân hàng thế giới, Việt Nam hiện xếp hạng thứ 90, đứng trước Malaysia và Indonesia. Việt Nam có dân số khoảng 92 triệu người và qui mô thị trường xếp thứ 34. Vào năm 2015, tổng số người sử dụng Internet ở Việt Nam là khoảng 44 triệu người và con số đó dự kiến ​​sẽ tăng lên 59 triệu người hoặc nhiều hơn vào năm 2019.

Ngoài ra các nhà phân tích còn cho rằng hiệp định hợp tác thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ là cơ hội mở rộng đầu tư từ các công ty lớn trên khắp thế giới vào thị trường Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính tốc độ tăng trưởng gấp 6 lần vào năm 2016, tạo nên mộ trong những thị trường kinh tế hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nếu các lý do trên chưa đủ để thuyết phục bạn thì chúng ta hãy xét đến những yếu tố vĩ mô hơn.

  1. Mọi thứ đều rẻ nhưng chất lượng lại cao: Thực phẩm, lao động và giá

Không giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam mọi thứ đều rẻ. Mức thu nhập trung bình khoảng 2000 USD một năm. Vì vậy, bạn có khả năng thu hút nhân tài làm việc cho công ty với mức lương có thể ít hơn 500-700 $/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm hoặc bằng cấp uy tín, mức lương phải trả có thể 1000 đô la.

Chi phí thuê văn phòng rẻ hơn khoảng 300$ một tháng. Với 1000$ bạn có thể sở hữu một văn phòng với đầy đủ tiện nghi trong một tòa nhà trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch với những nền văn hóa và ẩm thực độc đáo và thú vị.

  1. Thiên đường về du lịch

Khi làm việc ở Việt Nam bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những kỳ nghỉ vào cuối tuần. Việt Nam không chỉ nổi tiếng bởi sự hiếu khách của con người mà còn một điểm cộng đó là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ ở trên khắp mọi miền đất nước.

Du lịch là chính là sợi dây kết nối nhân viên trong công ty với nhau, tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn giữa các nhân viên, tạo động lực để họ làm việc tốt hơn. Ngoài ra nó còn kích thích tư duy sáng tạo, hiệu quả hơn trong công việc.

  1. Một đất nước mở, ổn định với nhiều cơ hội

Trong hai năm 2014 và 2015, thế giới đã phải đối mặt với các vấn đề như khủng hoảng kinh tế, khủng bố, thiên tai … Việt Nam là một quốc gia hòa bình và hầu như chưa trải qua những vấn đề điều đó. Không có dự báo về động đất hay sóng thần ở Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam cũng không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới.

Ngoài ra, thị trường ở đây được xem rộng mở và ít khó khăn hơn so với các thị trường khác. Mỗi lĩnh vực thâm nhập vào đều còn khá mới vì vậy bạn sẽ không phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt với các công ty khác trong bất kỳ các lĩnh vực kinh doanh. Minh chứng thực tế là các công ty như GrabTaxi hay Lozi hiện tại đang làm tốt và phát triển mạnh ở Việt Nam.

Nhiều ngành ở TPHCM đối mặt với nguy cơ thiếu lao động

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong các ngành về kỹ thuật, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khoẻ, dệt may, giày dép ngày càng cao trong những năm tới.

Theo chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 với tầm nhìn đến 2035, Chính phủ đã quyết định ưu tiên phát triển ba ngành công nghiệp chính, bao gồm chế biến và sản xuất công nghiệp, điện tử- viễn thông, năng lượng mới và tái tạo.

Chiến lược sẽ tập trung chú trọng vào các lĩnh vực then chốt, bao gồm điện, khai thác khoáng sản và chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, nước uống giải khát, hoá chất, hàng may mặc, giày dép, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, luyện kim và xăng dầu.

Dựa vào chiến lược này thì lực lượng lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn để kiếm việc làm. Theo dự báo nhu cầu về tổng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, các ngành kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ trọng cao nhất với 35%; Tiếp đến là nhóm ngành về kinh tế, tài chính, ngân hàng, pháp luật và hành chính với 33%; ngành khoa học tự nhiên chiếm 7% và những ngành khác chiếm từ 3-5%.

Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế, số lượng việc làm ở Việt Nam có thể sẽ tăng 14,5% vào năm 2025 nhờ sự tham gia của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Việt Nam dự kiến ​​sẽ nhận được sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin và chế biến thực phẩm, khi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết.

Trong khi đó, các ngành như dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, điện tử, gỗ và đồ gỗ, chế biến thuỷ sản dự kiến ​​sẽ mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm.

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (FALMI) tại thành phố Hồ Chí Minh, một số ngành mới trong tương lai sẽ được hình thành dựa trên cơ sở các ngành công nghiệp hiện có, do kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Dựa vào thống kê sơ bộ cho thấy ngành Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực có nhu cầu lớn về nhân viên lành nghề. Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra là trong khi nhiều doanh nghiệp đang cần nhân viên chất lượng cao thì một số lượng lớn lao động chuyên môn trong lĩnh vực này vẫn đang thất nghiệp.

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về năng lực chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và thói quen làm việc sẽ là bức rào cản trở họ cạnh tranh với lao động nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập vào TPP và AEC.